Tổng kết về giao dịch với Hỗ trợ và Kháng cự trong Forex

5

phút học

|

Đăng ngày:

| Cập nhật:

Tới bài viết này, các bạn đã đi qua toàn bộ phương pháp phân tích và giao dịch với Kháng cự và Hỗ trợ rồi. Điều cần thiết là sau mỗi chuyên đề, chúng ta sẽ cùng tổng kết lại một chút về Kiến thức đã học được.

1. Một vài lưu ý về Kháng cự và Hỗ trợ

Khi thị trường chuyển động lên tới điểm cao nhất và bắt đầu hồi lại, điểm cao nhất đạt được trước khi hồi trở lại là kháng cự.

Khi thị trường tiếp tục xu hướng giảm, điểm thấp nhất đạt được trước khi tăng trở lại là hỗ trợ.

Một điều cần nhớ là mức hỗ trợ và kháng cự theo dạng đường thẳng qua một mức giá không phải là con số chính xác.

Để giúp bạn lọc ra những sai lệch sai lệch này, bạn nên nghĩ lưu ý tuyệt đối rằng: Hỗ trợ và kháng cự là một “vùng” chứ không phải là các con số cụ thể.

Một cách để giúp bạn tìm thấy những vùng này là vẽ đồ thị hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ đường chứ không phải biểu đồ hình nến.

Phát hiện vùng hỗ trợ và kháng cự tốt nhờ biểu đồ LinePhát hiện vùng hỗ trợ và kháng cự tốt nhờ biểu đồ Line
Phát hiện vùng hỗ trợ và kháng cự tốt nhờ biểu đồ Line

Một điều cần nhớ là khi giá phá vỡ ngưỡng kháng cự, vùng kháng cự đó có khả năng sẽ trở thành vùng hỗ trợ trong tương lai.

Điều tương tự cũng có thể xảy ra với một mức hỗ trợ. Nếu mức hỗ trợ bị phá vỡ, nó có khả năng sẽ trở thành mức kháng cự trong tương lai.

Đọc bài viết về: Xác định vùng Hỗ trợ và Kháng cự chính xác.

2. Đường xu hướng – Trend Line

Trong dạng cơ bản nhất, một đường xu hướng tăng – Up Trend Line giống như một đường thẳng nối các đáy của một Xu hướng tăng.

Trong một xu hướng giảm, đường xu hướng được vẽ dọc theo đỉnh của vùng kháng cự dễ nhận biết (đỉnh).

  1. Có ba loại xu hướng:
  2. Uptrend – Xu hướng tăng.
  3. Down Trend – Xu hướng giảm.
  4. Sideway – Xu hướng đi ngang.

Đọc thêm: Xác định xu hướng Tỷ giá trong Forex.

3. Kênh giá – Channels

Để tạo một kênh lên (tăng dần), chỉ cần vẽ một đường song song ở cùng một góc với đường xu hướng tăng và sau đó di chuyển đường đó đến vị trí mà nó chạm đỉnh gần đây nhất.

Để tạo kênh xuống (giảm dần), chỉ cần vẽ một đường song song ở cùng một góc với đường xu hướng giảm và sau đó di chuyển đường đó đến vị trí mà nó chạm vào đáy gần đây nhất.

Có 03 loại Kênh giá:

  1. Kênh giá tăng tăng dần – Up Channel: Đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, Đáy sau cao hơn đáy trước.
  2. Kênh giá giảm – Down Channel: Đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, Đáy sau thấp hơn đáy trước.
  3. Kênh giá ngang – Sideway Channel: Các đỉnh là một vùng với mức giá tương đối bằng nhau. Các đáy là một vùng với mức giá tương đối bằng nhau.

Đọc thêm: Giao dịch với Kênh giá – Channels trong Forex.

4. Giao dịch với Hỗ trợ và kháng cự trong Forex

Giao dịch với Vùng Hỗ trợ và Kháng cự có thể được chia thành hai phương pháp: Giá bật lại – Giá phá vỡ.

Với phương pháp chờ giá Bật lại khi chạm các vùng Hỗ trợ – Kháng cự, chúng ta coi đó như tín hiệu xác định Vùng giá Hỗ trợ – Kháng cự đó sẽ không bị phá vỡ.

Thay vì giao dịch ngay khi chạm các vùng Hỗ trợ – Kháng cự, chúng ta sẽ chờ cho đến khi có tín hiệu giá bị bật ngược trở lại rồi mới vào lệnh.

Bằng cách này, bạn tránh những rủi ro khi giá di chuyển mạnh đến nỗi nó phá luôn qua các vùng hỗ trợ và kháng cự như dao cạo.

Đối với giao dịch theo Breakout, Chúng ta lại có 02 phương pháp vào lệnh khác nhau:

  • Vào lệnh ngay khi giá phá vỡ vùng Hỗ trợ hoặc kháng cự.
  • Vào lệnh sau khi có tín hiệu Hồi (PullbacK) tới vùng bị phá vỡ và không thể đi ngược lại vùng nó vừa phá vỡ.

Mời bạn đọc: Giao dịch với Hỗ trợ và Kháng cự trong Forex.

Ngay sau bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục đi vào phần loạt bài viết về Ứng dụng Fibonacci trong giao dịch Forex.

Mời bạn cùng đón đọc nhé!

4.6/5 – (28 bình chọn)

Bảng danh sách giao dịch Chờ thực hiện và đang thực hiện trên Trang tài khoản. Đừng quên Đăng ký kênh Youtube và xem Live Trading miễn phí lúc 21:00 tối chủ nhật hàng tuần. Thảo luận chuyên sâu và cập nhật chiến lược trong tuần tại Kênh Chat Discord.