US Jobless Claim ngày 02/04/2020 dự kiến sẽ là một kỷ lục khác sau 3,283 triệu tuần trước.
Có khả năng cao, US Jobless Claim hôm nay sẽ là mức cao nhất kể từ tháng 01/2010.
Tô vẫn đang phân vân, cực kỳ phân vân về vai trò của đồng USD trong bối cảnh hiện tại:
- Hưởng lợi và trở thành tài sản trú ẩn
- Hay sẽ suy yếu vì dữ liệu kinh tế?
Để chuẩn bị cho những dữ liệu quan trọng sắp tới, chúng ta sẽ cùng xem xét, đánh giá và phân tích những dữ liệu này.
Dự báo US Jobless Claim ngày 02/04/2020
Vào ngày 26/03/2020, tin dữ đã đến với nền kinh tế Hoa Kỳ khi 3,283 triệu việc làm đã mất đi. Đồng USD đã cố trụ được cho tới giữa phiên New York để rồi đổ gục trước áp lực bán tháo.
Trong thời điểm đó, USD đã đánh mất vai trò là đồng trú ẩn đối với các nhà đầu tư.
Dự báo US Jobless Claim ngày 02/04/2020 có khả năng sẽ là 1 kỷ lục nữa.
Reuters dự báo sẽ là từ 1,5 triệu – 5,250 triệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
MorganStanley dự kiến sẽ có khảng 4,5 triệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
Mức thất nghiệp trung bình trong 4 tuần là 998,250.
US Jobless Claim và nền kinh tế Mỹ
Sự sụp đổ bất ngờ và đáng ngạc nhiên của thị trường lao động Hoa Kỳ do tác động của Coronavirus dự kiến sẽ còn tồi tệ hơn tuần trước với trên 3,5 triệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
Con số này tiếp tục gia tăng do các hoạt động công cộng bị giảm mạnh và các nhà sử dụng lao động không còn đủ tiền để duy trì mức lương cho công nhân.
Gói kích thích được Thượng viện – Hạ viện thông qua và có chữ ký của Tổng thống Trump nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp sẵn sàng giữ nguyên bảng lương nhưng việc phân phối các quỹ được phân bổ vẫn chưa bắt đầu.
Khi các chương trình này bắt đầu trong những tuần tới, chúng sẽ giúp hạn chế việc sa thải trong tương lai.
Ảnh hưởng kinh tế Hoa Kỳ
Không chỉ Hoa Kỳ, tất cả các quốc gia trên thế giới đang oằn mình chống dịch COVID–19 sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nghiêm trọng và Khoảng thời gian đình trệ kinh tế.
Tốc độ mà nền kinh tế trở lại hoạt động bình thường sẽ được xác định theo những thay đổi của Đại dịch COVID–19, dựa trên đánh giá tiến triển của các rủi ro và thiệt hại kinh tế tích lũy.
Rõ ràng là việc ngưng trệ của nền kinh tế toàn cầu càng kéo dài thì càng có nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, phá sản và từ sa thải tạm thời sẽ trở thành mất việc làm vĩnh viễn.
Đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, 70% dựa trên tiêu dùng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao đang tàn phá sức chi tiêu của người tiêu dùng và nhanh chóng chuyển hướng trực tiếp sang thành mất việc làm khi mà chi tiêu sụt giảm, thì nhu cầu tuyển dụng lao động cũng sẽ giảm đi.
Sự suy giảm GDP quý II của Mỹ được ước tính khác nhau là từ 3% đến 10%. Chính phủ New Zealand đã nói rằng họ dự kiến sẽ giảm 10% GDP quý II.
Thất nghiệp chỉ có thể tăng khiêm tốn từ mức tháng 2 là 3,5% lên 3,8% vào tháng 3 khi Bộ Lao động ban hành Báo cáo tình hình việc làm cho tháng 3 vào thứ Sáu.
Các tiêu chí của bộ về thất nghiệp là tương đối nghiêm ngặt, một cá nhân phải tìm việc trong tháng trước, và vì nhiều lần sa thải ngay lập tức nên họ có thể không được tính. Ngoài ra, các tổn thất công việc tăng tốc trong tháng và những cái sau có thể đã bị bỏ lỡ trong mẫu đại diện.
Nhưng con số này có khả năng sẽ vô cùng tệ hại khi dữ liệu tháng tư, tháng năm được xem xét và công bố vào các tháng sau đó. Bộ Lao Động sẽ không thể bỏ qua những con số này nữa.
US Jobless Claim và đồng Đô la Mỹ
Trước khi đọc tiếp, bạn nên tham khảo lại: Thị trường Forex Quý II: Tháng 04/2020 – Tháng 06/2020 sẽ là một quý đầy biến động
Như chúng ta đã phân tích phía trên, các dữ liệu lịch sử tồi tệ của tuần trước sẽ không được phản ánh đầy đủ lên các dữ liệu kinh tế được công bố vào tuần này, đặc biệt là tỷ lệ thất nghiệp và bản tin Nonfarm Payrolls được công bố vào ngày mai.
Chính vì vậy, sẽ khó có bất ngờ lớn xảy ra. Nhưng rõ ràng những dấu hiệu sớm nhất đến từ tuần trước đang gây ra những sự chắc chắn trong dự báo rằng Dữ liệu kinh tế sẽ xấu đi.
Với đồng USD, mang tính chất là loại tài sản trú ẩn an toàn trong thời kỳ kinh tế toàn cầu có khả năng rơi vào suy thoái thì tin xấu lại trở thành động lực để nó giữ vai trò Dolla Is King theo Thuyết Dollar Smile.
Bây giờ, chúng ta sẽ dựa vào 2 chỉ số đó là US Dollar Index và Dow Jone – DJI để xem liệu rằng USD có đang giữ vai trò là đồng trú ẩn hay không.
Đường kẻ dọc chính là cột mốc mà dữ liệu US Jobless Claim được công bố vào ngày 26/03/2020. Chúng ta sẽ phải lùi lại lịch sử một chút để đánh giá các tin tức được phát hành trong tuần trước và tìm hiểu lý do mà Dow Jones lại phục hồi trong khi USDX sụt giảm.
Trong tuần 13 năm 2020, có một tin lớn và quan trọng được phát hành hỗ trợ cho thị trường chứng khoán đó là tin tức về gói cứu trợ 2000 tỷ – Gói cứu trợ lớn nhất lịch sử hoa kỳ được Thượng viện – Hạ viện thông qua và đã có chữ ký của Tổng thống Trump.
Thị trường hồ hởi khi biết sẽ được hỗ trợ bởi Chính phù. Dòng tiền bắt đầu trở lại và thị trường chứng khoán phần nào khởi sắc.
Sau khi những tin tức tốt đẹp qua đi, thị trường lại bắt đầu lo sợ khi con số người chết và nhiễm bênh gia tăng mỗi ngày tại Hoa Kỳ không thể kiểm soát nổi. Các điều khoản và gói cứu trợ 2000 tỷ vẫn chưa được nhà trắng thực hiện mọi thứ mới chỉ là dự định. Chỉ số Công nghiệp Hoa Kỳ có dấu hiệu sụt giảm.
Khi so sánh giữa DJI và USDX Tô nhận thấy rằng trong khoảng thời gian gần đây, khi DJI sụt giảm thì US Dollar Index lại tăng và ngược lại. Điều này có thể chứng minh một phần về thuyết Dollar Smile. Rõ ràng khi dòng tiền chạy vào tài sản rủi ro, thì tài sản an toàn là đồng USD bị bán. Ngược lại, đồng USD có nhu cầu cao khi các loại tài sản rủi ro giảm giá.
Vậy đêm nay, chúng ta sẽ phải theo dõi kỹ cả USDX và DJI để xem xét phản ứng của thị trường sau khi dữ liệu thất nghiệp được công bố. Tô có thể hình dung thế này:
- Dữ liệu tệ, vượt 3,5 triệu, DJI bị bán thì khả năng cao đồng USD sẽ tăng giá
- Dữ liệu dưới 3,5, DJI cũng bị bán, đồng USD vẫn sẽ tăng giá
- Dữ liệu tích cực, DJI tăng, đồng USD sẽ trượt giá.
Trên đây là nhận định cá nhân, mời các bạn góp ý và tham khảo!
Chúc các bạn giao dịch thành công!
[speaker-mute]
Lưu ý quan trọng khi học Forex miễn phí:
Trong mỗi bài viết, Tô đều lưu ý các bạn rằng bất kể giao dịch ở thị trường nào cũng có rủi ro rất lớn. Đặc biệt là Forex, khi mà tới 95% người chơi đều cháy và lỗ chỏng vó.
- Khoá học Price Action miễn phí.
- Khoá học Forex Miễn Phí.
- Hướng dẫn mở tài khoản giao dịch Forex và đăng nhập MetaTrader 4
- Khi bắt đầu một ngày, cần tham khảo kỹ: Lịch kinh tế.
- Like Page của Tô Trên Facebook: https://www.facebook.com/tohaitrieudotnet
- Youtube: https://trieu.to/youtube
- Telegram: https://trieu.to/telegram
Và trước khi giao dịch với tài khoản Real bạn nên tham gia một sàn giao dịch như IQ Option chẳng hạn để giao dịch trên tài khoản demo trước. Bạn sẽ được tặng 10.000$, tha hồ mà rải lệnh trước khi thành thạo và giao dịch thực chiến.
Hiện tại, Tô đang giao dịch tại hai hệ thống sau:
Giao dịch Forex tại XM, ICMARKETS, EXNESS.
Đăng ký tài khoản XM: https://xm.com
Đăng ký tài khoản ICMARKETS: https://www.icmarkets.com/
Đăng ký tài khoản EXNESS: https://www.exness.com/
Giao dịch Binary Option tại IQ Option. Bạn có thể mở tài khoản IQ Option tại đây: https://iqoption.com.
[/speaker-mute]