Đồng USD khởi động năm 2025 với chu kỳ tăng giá mạnh mẽ. Đặc biệt là đợt tăng từ tháng 9/2024 tới tháng 1/2025 giúp USD tăng gần 8%. Với kinh tế Vĩ mô ổn định, tăng trưởng cao cùng mức lãi suất cao, năm 2025 USD được kỳ vọng sẽ tiếp tục toả sáng khi Hoa Kỳ tiếp tục như thỏi nam châm hút vốn đầu tư.
Dưới đây, Tôi sẽ cùng các bạn xem xét các số liệu kinh tế của Hoa Kỳ, sau đó đưa ra những nhận định và dự báo về Xu hướng sức mạnh đồng USD trong năm 2025:
Phần 1: Kinh tế Vĩ Mô Hoa Kỳ
Tính đến tháng 1/2025, kinh tế vĩ mô Hoa Kỳ tiếp tục thể hiện sự ổn định và tăng trưởng tích cực trên nhiều lĩnh vực:
Tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế Mỹ duy trì đà tăng trưởng ổn định. Theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), GDP của Mỹ dự kiến tăng 2,8% trong năm 2025, sau đó giảm xuống 2,4% vào năm 2026.
Thị trường lao động: Tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp, cho thấy thị trường lao động vẫn mạnh mẽ. Mặc dù hoạt động tuyển dụng có dấu hiệu chậm lại, số lượng sa thải vẫn ở mức tương đối thấp. Đến tháng 01/2025, thất nghiệp giảm xuống còn 4,0% là mức thấp trong nhiều thập kỷ.
Lạm phát và chính sách tiền tệ: Lạm phát đã giảm gần mức mục tiêu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Fed đã giảm lãi suất 3 lần trong năm ngoái, với tổng cộng 100 điểm cơ bản (1%), và dự kiến có thể tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm nay.
Giá năng lượng: Giá xăng dầu đã giảm đáng kể so với mức cao kỷ lục vào giữa năm 2022. Dự báo giá xăng tại Mỹ trong năm 2025 sẽ tiếp tục giảm, hỗ trợ người tiêu dùng và góp phần kiểm soát lạm phát.
Niềm tin tiêu dùng: Với mức tăng lương thực tế vượt qua lạm phát, người tiêu dùng Mỹ cảm thấy tự tin hơn trong chi tiêu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, kinh tế Mỹ vẫn đối mặt với một số rủi ro, bao gồm khả năng gia tăng lạm phát do các chính sách thuế nhập khẩu mới và những bất ổn địa chính trị có thể ảnh hưởng đến niềm tin thị trường. 
Nhìn chung, đến tháng 1/2025, kinh tế vĩ mô Hoa Kỳ tiếp tục cho thấy sự phục hồi và tăng trưởng ổn định, với các chỉ số quan trọng như GDP, thị trường lao động và lạm phát đều ở mức tích cực.
Bảng dữ liệu kinh tế Vĩ mô Hoa Kỳ tới tháng 1/2025:
Chỉ số | Kết quả |
---|---|
GDP | 2,5% |
Thất nghiệp | 4,0% |
Lãi suất | 4,5% |
Lạm phát | 3,0% |
Phần 2: Dự trữ ngoại hối toàn cầu
Dự trữ ngoại hối toàn cầu1 có sự thay đổi đáng kể trong năm 2024. Theo dữ liệu thống kê từ Quỹ tiền tệ quốc tế, mức dự trữ ngoại hối của hầu hết các loại tiền tệ đều tăng trừ đồng Nhân dân tệ.
Đối với USD, so với Q4/2023, tổng mức dự trữ ngoại hối bằng đồng USD đã tăng từ 6,690.68 tỷ USD lên 6,796.98 tỷ USD tăng 106,03 tỷ USD:

Việc tăng dự trữ USD có thể hỗ trợ thúc đẩy nhu cầu đồng USD và giúp loại tiền tệ này tăng giá. Nhưng điều này chưa phải tất cả.
Chúng ta sẽ xem mức thay đổi về tỷ lệ dự trữ USD so với tổng dự trữ ngoại hối toàn cầu:

Tỷ lệ dự trữ bằng đồng USD tiếp tục trượt dốc dài Tới Q3/2024, đồng USD chỉ còn chiếm khoảng 57,39% tổng dự trữ ngoại hối toàn cầu, giảm 1% so với 2023 và giảm 4% so với năm 2020.
Như vậy, dự trữ USD không cho thấy không có nhu cầu tăng dự trữ bằng đồng USD.
Điều này có phần chưa được hợp lý vì xét trên con số tuyệt đối chúng ta tính toán phía trên thì Tổng dự trữ bằng đồng USD tăng khoảng hơn 106 tỷ USD.
Khi xem xét và đánh giá lại thì Tôi nhận thấy tỷ lệ dự trữ bằng USD giảm đến từ nhu cầu dự trữ không tăng mạnh bằng các loại tiền tệ khác. Tổng dự trữ tăng nhanh cùng với việc dự trữ các loại tiền tệ khác cũng tăng như đồng EUR, Yên Nhật và cả Nhân dân tệ làm tỷ lệ dự trữ USD giảm xuống.
Tổng kết lại:
- Xét về mức tăng dự trữ: Tổng dự trữ bằng USD tăng thêm 1,58% trong năm 2024.
- Xét về tỷ lệ dự trữ so với rổ: Tỷ lệ dự trữ bằng USD giảm thêm 1% về ngưỡng 57,39%
Phần 3: Dòng vốn đầu tư vào quỹ tại Hoa Kỳ
Năm 2024 là một năm kỷ lục về dòng vốn ETF. Khi tất cả đã được nói và làm, 1,12 nghìn tỷ đô la đã chảy vào các quỹ hoán đổi danh mục niêm yết tại Hoa Kỳ trong năm, gần gấp đôi so với 600 tỷ đô la dòng vốn vào vào năm 2022 và 2023.
Dòng tiền vào của năm 2024 cũng dễ dàng vượt qua 900 tỷ đô la so với năm 2021, kỷ lục năm dương lịch trước đó về dòng tiền vào.
Một năm mạnh mẽ đối với lợi nhuận thị trường chứng khoán Mỹ đã thúc đẩy các nhà đầu tư đẩy tiền vào ETF. Chỉ số S&P 500 tăng 25% vào năm 2024, gần bằng mức tăng 26,3% so với năm trước. Đây là trường hợp đầu tiên tăng liên tiếp từ 20% trở lên đối với S&P 500 kể từ cuối những năm 1990.
Không có gì ngạc nhiên khi với sức mạnh của chứng khoán Mỹ, các nhà đầu tư đã bỏ phần lớn tiền của họ vào các quỹ ETF chứng khoán.
Hai phần ba tổng dòng tiền, tương đương hơn 750 tỷ USD, đã đi vào các quỹ ETF vốn chủ sở hữu.

Trong số đó, 113 tỷ USD đáng kinh ngạc đã vào Vanguard S&P 500 ETF (VOO) và 85 tỷ USD khác vào iShares Core S&P 500 ETF (IVV).
Năm 2024 đánh dấu lần đầu tiên bất kỳ ETF riêng lẻ nào chứng kiến dòng vốn hơn 100 tỷ đô la trong một năm dương lịch.
VOO hiện có 584 tỷ USD tài sản được quản lý, đặt nó vào khoảng cách vượt qua SPDR S&P 500 ETF Trust (SPY) trị giá 626 tỷ USD để trở thành ETF lớn nhất thế giới (SPY có dòng vốn vào khoảng 22 tỷ USD vào năm 2024).
Lợi nhuận mạnh mẽ của S&P 500 được hỗ trợ bởi các cổ phiếu công nghệ như Nvidia Corp. và Apple Inc. Những cổ phiếu đó, có sự hiện diện thậm chí còn lớn hơn trong Invesco QQQ Trust (QQQ), đã cưỡi làn sóng AI đạt được mức tăng khổng lồ vào năm 2024.
QQQ có dòng vốn gần 24 tỷ USD vào năm 2024.

Dòng tiền vào các Quỹ tại Hoa Kỳ tăng mạnh có thể là động lực tiếp tục thúc đẩy nhu cầu đồng USD với mục đích đầu tư giúp USD duy trì sức mạnh trong năm 2025.
Phần 4: Rủi ro chính trị
Chiến tranh thương mại
Cuộc chiến thương mại được khởi động bởi những lời đe doạ sau đó sẽ đến bước tiếp theo là áp thuế từng lĩnh vực để đo PHẢN ỨNG của các quốc gia chịu ảnh hưởng.
Nhưng nhìn chung cuộc chiến thương mại cũng sẽ có những tác động đáng kể tới giá cả hàng hoá và việc giao thương giữa các quốc gia chịu ảnh hưởng với Hoa Kỳ.
Trong các mặt trận thương mại, theo Cục thống kê Hoa Kỳ thì Trung Quốc vẫn là bên chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi thuế quan dưới thời Tổng thống Trump và Biden.

Thuế tới các loại hàng hoá nhập khẩu từ các khu vực khác, trong đó có Việt Nam lại có xu hướng giảm ở cuối nhiệm kỳ ông Trump và Biden.
Điều này dễ hiểu vì để tránh việc giá cả hàng hoá tăng cao, Hoa Kỳ có thể tìm kiếm HÀNG HOÁ THAY THẾ từ các quốc gia không nằm trong danh sách áp thuế trực tiếp. Việc này sẽ giúp Việt Nam và các quốc gia khác được hưởng lợi.
Đổi lại, thâm hụt thương mại giữa Hoa Kỳ và các quốc gia này sẽ gia tăng khiến các quốc gia được hưởng lợi sẽ tìm cách để giảm thâm hụt bằng cách nhập khẩu hàng hoá từ Hoa Kỳ. Chiến lược này giúp Hoa Kỳ đa dạng khách hàng và cũng có thể thúc đẩy sản xuất trong nước.
Trong suốt cuộc chiến thương mại trước đó, Tôi quan sát thấy sức mạnh đồng USD có xu hướng tăng hơn 10%. Vì vậy việc Hoa Kỳ đa dạng giao thương và tạo cơ hội cho các quốc gia đang phát triển theo quan điểm của Tôi sẽ thúc đẩy nhu cầu đồng USD từ chính các quốc gia đó giúp USD tăng giá.
Xung đột quân sự
Xung đột quân sự đa phương làm cho nhu cầu chi tiêu Quốc phòng tăng lên. Hoa Kỳ cũng bán được nhiều vũ khí hơn và các hợp đồng Vũ khí với Israel là một minh chứng rõ ràng.
Không chỉ thế, Hoa Kỳ có hợp đồng lớn với Đài Loan và các vùng lãnh thổ khác. Việc này thúc đẩy sản xuất quân sự.
Việc xung đột quân sự cũng kèm theo các nhu cầu về hàng hoá để duy trì cuộc chiến và hậu chiến là nhu cầu tái thiết đất nước, phòng thủ trong quá trình tái thiết. Vì vậy đó vẫn là cơ hội không chỉ riêng với USD mà còn với nhiều quốc gia khác nữa.
Phần 5: Phân tích kỹ thuật
Hỗ trợ – Kháng cự
Hai vùng Kháng cự mạnh cần xem xét trong khoảng thời gian 25 năm qua mà Chỉ số USD Index đang hướng tới là:
- 112 – 115: Vùng cao nhất được nhìn thấy lần cuối cùng vào cuối năm 2022 trước khi USD điều chỉnh và giảm hơn 10% giá trị.
- 118 – 120: Vùng giá cao nhất vào những năm 2000 là thời kỳ bong bóng Dotcom và Hoa Kỳ hút dòng vốn đầu tư lớn từ làn sóng này. Hiện tại có hai Quốc gia đang tạo ra các đột biến về AI có thể sẽ hút vốn cho lĩnh vực công nghệ tạo ra một bối cảnh tương tự những năm 2000 thay cho Bong bóng Dotcom là Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Ngoài ra, cuộc chơi với các quỹ Bitcoin ETFs cùng các quỹ cho các Altcoins sắp tới sẽ giúp Hoa Kỳ hút thêm các dòng vốn và thúc đẩy nhu cầu USD giúp USD Index duy trì đà tăng.

Hỗ trợ gần nhất mà Tôi có thể thấy là vùng 102 – 105. Vùng chỉ số này trước đây là kháng cự mạnh mẽ đã chuyển đổi công năng.
Vì nền kinh tế Hoa Kỳ đang rất mạnh mẽ với các chỉ số kinh tế Vĩ mô được đề cập trong các phần trên nên Tôi cho rằng vùng hỗ trợ này sẽ còn được duy trì trong trung và dài hạn.
Trên biểu đồ kỹ thuật phía trên, điều tôi chú ý là Kênh giá tăng được duy trì từ năm 2010 tới hiện tại. Tức là kênh giá này đã duy trì trong 15 năm qua. Và Tôi tin rằng nó sẽ còn tiếp tục được duy trì trong 5 – 10 năm tiếp theo. Đồng nghĩa với việc USD có thể sẽ kiểm tra lại đỉnh cũ được thiết lập vào những năm 2000.
Tham khảo: US Dollar Index là gì?
Fibonacci
Chỉ số USD Index liên tục kiểm tra Hỗ trợ tại Fibonacci Retracement 50% xung quanh 100 – 102 và quay trở lại đà tăng. Hỗ trợ này được kiểm định liên tục từ 2022 – cuối năm 2024 và được xác định là vững vàng trước khi cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ diễn ra, USD đã tăng liên tục từ tháng 9/2024 tới tháng 2/2025.

Hiện tại, chỉ số USD Index năm 2025 đã phá vỡ vùng Fibo 38.2% tại 104.46 theo hướng tăng. Xu hướng trung và dài hạn có tiềm năng tăng về đỉnh 113.85 được thiết lập vào tháng 9/2022.
Ngay khi chạm ngưỡng tâm lý 110 vào tháng 1/2025, USD Index đang có đợt điều chỉnh. Tôi cho rằng xu hướng sẽ bền hơn nếu USD Index kiểm định lại Fibonacci 38.2% tại 104.46 trước khi tiếp diễn đà tăng hướng tới 110 – 113.85 và có một đợt điều chỉnh lớn nữa.
EMA
Tôi sử dụng Ba đường EMA50-100-200. Ba chu kỳ trung và dài hạn trên biểu đồ khung tuần chỉ số USD Index để quan sát. Ba chu kỳ này tương ứng với 1 năm, 2 năm và 4 năm.

Tín hiệu Golden Crossover xuất hiện từ tháng 3/2022. Như vậy đã tròn ba năm và xu hướng tăng vẫn được duy trì với nền tảng cơ bản là Kinh tế vĩ mô tăng trưởng mạnh – ổn định trong ba năm sau đại dịch COVID-19.
Ba đường EMA này giờ đây có thể được coi là Hỗ trợ động dài hạn đồng thời cũng trùng với hỗ trợ được xác định trên biểu đồ kỹ thuật. Để phá vỡ được ba đường trung bình động dài hạn này, Tôi cho rằng sẽ phải có một cú quay xe rất gắt đến từ FED đồng nghĩa với việc Kinh tế Hoa Kỳ rơi vào nguy cơ suy thoái.
Nhưng số liệu kinh tế hoàn toàn chưa cho thấy điều đó. Tăng trưởng việc làm trung bình 12 tháng đạt 166k cao nhất trong hơn 15 năm. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 4,2% xuống 4,0% và Tiền lương trung bình hàng giờ tăng liên tục.
RSI & Stochastic
Chỉ báo Stochastic đang nằm trên đỉnh. Nhưng hãy chú ý năm 2022 – 2023, Chỉ báo này liên tục nằm đỉnh Overbought trong cả năm.

Tôi dành sự chú ý cho chỉ báo RSI vì USD Index mới chỉ điều chỉnh trong 4 tuần đầu năm 2025 nhưng chỉ báo này đã xuống tới mức 54. Đây là dấu hiệu cho thấy USD Index có thể tạo một cái Higher Low – Đáy cao dần trong năm 2025 để tiếp diễn đà tăng tới kháng cự tiếp theo.
Với việc RSI giảm nhanh, Tôi kỳ vọng khi tiếp cận hỗ trợ 104.46 sẽ có tín hiệu Oversold báo hiệu để yên tâm oánh lên và duy trì giao dịch dài hạn.
Phần 6: Dự báo xu hướng
Tóm lược cơ bản – kỹ thuật
Tôi sẽ tóm tắt các yếu tố quan trọng giúp chúng ta đưa ra các dự báo xu hướng đồng USD trong năm 2025 trước khi đưa ra biểu đồ dự báo xu hướng như sau:
- Kinh tế tăng trưởng mạnh thể hiện qua tăng trưởng GDP trên 2,5%; Thất nghiệp 4,0%; tăng trưởng việc làm trung bình 166k/tháng trong 12 tháng; tăng trưởng tiền lương hàng giờ trung bình 12 tháng tăng 4,1%; lạm phát 3,0%.
- Xướng Ngân hàng trung ương (FED): Duy trì hoặc tăng vì lạm phát đang tăng trở lại.
- Dòng vốn đầu tư vào Hoa Kỳ: Tăng sẽ thúc đẩy nhu cầu đồng USD.
- Dự trữ ngoại hối bằng đồng USD theo tỷ lệ giảm nhưng xét theo mức tiền thì tăng.
- Xung đột thương mại sẽ thúc đẩy đồng USD tiếp tục gia tăng. Lịch sử cho thấy giai đoạn diễn ra Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung ở cuối nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump đã làm đồng USD tăng từ mức chỉ số 88 -> 102, tương ứng với mức tăng 15,9%
Các chỉ báo kỹ thuật đều cho thấy tín hiệu tăng:
- EMA có Golden Crossover và chỉ số USD Index năm 2025 đang biến động trên các đường MA trung – dài hạn.
- Kênh giá tăng duy trì 15 năm được kỳ vọng tiếp tục duy trì, hỗ trợ bởi kinh tế mạnh mẽ.
- RSI có tiềm năng tạo Higher Low – Đáy cao dần
Kết luận kỳ vọng Chỉ số USD Index năm 2025: Chờ mua
Dự báo xu hướng USD 2025 – 2027
Biểu đồ dự báo xu hướng Sức mạnh đồng USD năm 2025 thông qua chỉ số USD Index:

Các pha kỳ vọng USD Index năm 2025:
Giai đoạn 1: Tháng 1 – Tháng 4 năm 2025 USD Index sẽ có đợt điều chỉnh về 104.46 hoặc 103,8.
Giai đoạn 2: Tháng 5 – Giữa tháng cuối tháng 8 năm 2025 đồng USD sẽ tăng từ 103,8 hoặc 104,46 tới 110.
Giai đoạn 3: Từ cuối tháng 8 – cuối tháng 10 năm 2025, đồng USD sẽ điều chỉnh từ 110 về 107.
Giai đoạn 4: Từ cuối tháng 10/2025 tới giữa tháng 1/2026, đồng USD sẽ tăng từ 107 tới 114.
Giai đoạn 5: Từ cuối tháng 1/2026 tới cuối tháng 7/2026, Đồng USD có thể điều chỉnh từ 114 về 107 hoặc 104 để kiểm định đáy cao dần.
Giai đoạn 6: Từ cuối tháng 7/2026 đến cuối tháng 1/2027, đồng USD có thể tăng từ 107 tới 118 hoặc 120 và kết thúc chu kỳ tăng.
Xu hướng các cặp tiền USD
Các cặp có xu hướng tăng
Các cặp tỷ giá tiền tệ chính của USD có tiềm năng sẽ tăng trong năm 2025 bao gồm USDCHF và USDCAD. Lý do chính mà các cặp tiền tệ này sẽ tăng vì quan điểm chính sách tiền tệ đối lập của các ngân hàng trung ương.
BOC và SNB có xu hướng cắt giảm mạnh mẽ lãi suất CAD và CHF trong khi FED có xu hướng duy trì lãi suất đồng USD.
Ngoài ra, các chỉ số kinh tế đối lập giữa Hoa Kỳ và Canada, Hoa Kỳ và Thuỵ Sỹ như Thất nghiệp, lạm phát, GDP cũng là yếu tố giúp USD có lợi thế hơn so với CAD và CHF.
Kết luận: Năm 2025 với USDCAD và USDCHF chỉ nên chờ điều chỉnh và tìm kiếm Hỗ trợ để mua lên, không nên bán.
Các cặp có xu hướng giảm
Các cặp tỷ giá tiền tệ chính của USD có tiềm năng sẽ giảm bao gồm EURUSD, GBPUSD, AUDUSD, NZDUSD. Lý do tương tự về chính sách tiền tệ đối lập giữa ECB, BOE, RBA, RBNZ với FED.
Kết luận: Năm 2025 với EUR/USD, GBP/USD, AUD/USD, NZD/USD chỉ nên chờ điều chỉnh và tìm kiếm Kháng cự để đánh xuống (lệnh short).
Các cặp có xu hướng đi ngang
USDJPY là cặp tiền tệ có nguy cơ đi ngang trong cả năm vì quan điểm chính sách tương đồng giữa BOJ và FED.
Với BOJ, họ đã từ bỏ chính sách lãi suất âm, thắt chặt định lượng và bỏ luôn chính sách kiểm soát đường cong lợi tức (YCC). BOJ cũng tăng mạnh dự báo lạm phát. Thống đốc và Phó thống đốc BOJ đều có những phát biểu cực kỳ Hawkish và cho biết sẽ có lộ trình tăng lãi JPY phù hợp.
Tỷ giá USD/VND
Tỷ giá USD/VNĐ liên tục tăng trong những năm vừa qua. Trong bốn tuần gần nhất đồng USD điều chỉnh nhưng tỷ giá trung tâm không có dấu hiệu hạ nhiệt mà vẫn duy trì.
Tại thời điểm viết phân tích này ngày 14/02, Tỷ giá bán ra của VCB hiện đang là 25,610đ đổi một USD. Tức là đang ở vùng đỉnh cao nhất của tỷ giá USDVNĐ mọi thời đại.

Như vậy, khi USD điều chỉnh và tỷ giá không giảm thì nguy cơ tỷ giá sẽ có thể tiếp tục gia tăng. Trong năm 2024, SBV đã có một số lần bán USD ổn định tỷ giá khi giá chạm tới ngưỡng can thiệp. Nhưng kết quả không đáng kể.
Tôi cho rằng tỷ giá USDVNĐ năm 2025 có thể có một đợt điều chỉnh về khoảng 24,500đ – 25,000đ sau đó sẽ tiếp diễn đà tăng tới 26.000đ, xa hơn là 28.000đ và 30.000đ nếu USD tiếp tục tăng nóng như hiện tại và dòng vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam bị rút mạnh như năm 2025 thì USD/VNĐ sẽ tiếp tục tăng rất mạnh.
Với các nhà nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất, Cần cẩn trọng và có chiến lược mua dự trữ khi tỷ giá điều chỉnh về 24.500đ – 25.000đ vì đó có thể là cơ hội cuối cùng.
Với các bên đang vay nợ bằng USD hãy chuẩn bị dòng tiền đề phòng lãi suất được duy trì cao và lâu hơn. Cũng cần chuẩn bị cho việc nợ bị đánh giá tăng khi tỷ giá tăng ảnh hưởng tới BCTC và KQKD.
Chúc các bạn giao dịch thành công!