Xác định vùng giá giao dịch với Vai – Đầu – Vai SHS XABCDEF là điều khó nhất khi ứng dụng Mô hình này trong phân tích kỹ thuật. Khó, không có nghĩa là không thể.
Trong suốt gần 5 năm giao dịch với Shoulder – Head – Shoulder, mô hình này luôn giúp Tôi có được cảm giác an toàn, sự yên tâm trong từng giao dịch với lợi nhuận cao nhất.
Tôi đã đúc rút được khá nhiều điều thú vị trong cách ứng dụng và các tín hiệu được áp dụng để lọc nhiễu. Và muốn chia sẻ độc quyền dành cho các thành viên của tohaitrieu.net
Lưu ý: Mô hình Vai – Đầu – Vai nâng cao này sẽ chỉ hữu ích dành cho các thành viên đã hiểu rất sâu về Fibonacci Ứng dụng trong giao dịch. Vui lòng học lại toàn bộ kiến thức về Fibonacci tại đây.
Mời các bạn cùng xem xét và góp ý nhé.
Cấu trúc mô hình
Mô hình Vai – Đầu – Vai (SHS) được cấu tạo bởi bốn thành phần chính: Đỉnh đầu – Hai vai – Đường Neckline. SHS là mẫu mô hình biểu đồ kỹ thuật hỗ trợ nhà đầu tư dự báo trước xu hướng tiếp theo của giá các loại hàng hoá trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, crypto, hàng hoá phái sinh.
Có hai dạng đặc trưng của Vai – Đầu – Vai là Thuận và ngược và cả hai đều có xác suất tốt cùng tỷ lệ Risk:Reward tuyệt vời nếu biết cách ứng dụng đúng.
Điều khó khăn nhất khi tìm kiếm, giao dịch với Vai – Đầu – Vai là xác định các vùng giá tiềm năng để tham gia giao dịch. Với 6 siêu bí kíp tiếp theo bạn sẽ thấy nó không còn khó khăn nữa.
Xem hai bài viết cực sâu Về các Mô hình Vai – Đầu – Vai:
Đối với Mô hình Vai – Đầu – Vai mà Tôi sắp chia sẻ, Tôi sẽ đặt tên nó là: SHS XABCDEF trong đó:
- XA: Cạnh đầu tiên của vai trái hay còn gọi là phần Body
- AB: Cạnh hoàn thiện vai trái
- BC: Cạnh đầu tiên của đỉnh đầu
- CD: Cạnh hoàn thiện đỉnh đầu
- BD: Hai điểm sử dụng để xác định Neckline
- DE: Cạnh đầu tiên vai phải
- EF: Cạnh hoàn thiện vai phải và phần Body còn lại.
Ý tưởng chính xác định Vai – Đầu – Vai
Tổng kết
Vai – Đầu – Vai là mô hình Price Action giúp Tôi kiếm được nhiều lợi nhuận nhất, an toàn nhất, nhất quán nhất kể từ tham gia thị trường. Với SHS XABCDEF, Tôi có thêm được 1 điều: Xác suất cao nhất.
Mô hình nào cũng có ưu – nhược điểm. Là một Trader, Tôi cho rằng chúng ta cần phải tìm, chắt lọc các ưu điểm để hạn chế nhược điểm để mang lại hiệu quả tốt nhất cho khoản đầu tư.
Bất kể mô hình Price Action nào cũng có xác suất và vì vậy, đừng bao giờ phá vỡ bất kỳ quy luật nào khi thực hiện giao dịch. Bởi bạn có thể trắng tay sau chỉ 1 giao dịch kể cả bạn có tỷ lệ Win – Loss là 99% – 1%
Chúc bạn giao dịch thành công!