Phân tích Gold (XAU/USD) Forex: Toàn cảnh Cung – Cầu VÀNG trên thế giới năm 2018

Tuần 49 năm 2018, Gold đã đạt mức kỳ vọng tại 1243.68 mà Tô chờ đợi. Thậm chí còn nhiều hơn thế nữa, Gold chạm ngưỡng 1249.92 là mốc cao nhất kể từ 16/08/2018.

Ngày 16/08/2018 là ngày ác mộng của những Trader bắt đáy tại vùng tâm lý 1200. Giá XAU/USD sau khi vượt qua vùng tâm lý 1200 đã đi xuống và chạm mốc 1160.06. Đó là một ngày đau buồn.

Ngay sau đó thì Tô bắt đầu chú ý đến vàng và có viết một phân tích dài hạn với kỳ vọng Gold sẽ về 1243 và thậm chí xa hơn là 1268. Các bạn có thể đọc lại Phân tích chiến lược giao dịch với Gold.

Trong bài viết này, Tô sẽ tổng hợp số liệu và phân tích về tình hình Cung – Cầu của Vàng trên toàn cầu và các vấn đề cần lưu ý.

Trong đó, Tô tập trung vào: 1) Lượng vàng nắm giữ của các Quỹ đầu tư lớn; 2) Tình hình sản xuất vàng của các Quốc gia trên thế giới; 3) Các vấn đề kinh tế – chính trị ảnh hưởng tới giá Vàng.

[toc]

1. Thống kê lượng vàng theo khu vực trên toàn cầu

Dữ liệu ngày 30/11/2018 cho thấy lượng vàng được nắm giữ phân theo khu vực trên toàn cầu đang tăng. Theo số liệu thống kê, Khu vực Bắc Mỹ đang tăng mạnh với mức tăng 8.4 tấn. Nhưng khu vực đang có dấu hiệu tăng nắm giữ vàng thuộc về Châu Âu với mức tăng 10.5 tấn.

Trong tháng 11 năm 2018, Tổng lượng Vàng được nắm giữ theo khu vực đã tăng thêm 21.2 tấn đẩy con số tổng toàn cầu lên 2365.2 tấn.

Lượng vàng được nắm giữ phân chia theo khu vực trên toàn cầu vào tính tới 30/11/2018
Lượng vàng được nắm giữ phân chia theo khu vực trên toàn cầu vào tính tới 30/11/2018

Như vậy, rõ ràng đang có dấu hiệu Cầu vàng tăng. Sở dĩ khu vực Châu Âu có lượng nắm giữ tăng đột biến là vì lo ngại về Brexit, Bất ổn chính trị ở Italy, bạo loạn ở Pháp và có thể là sắp có bất ổn chính trị ở Đức khi bà Angela Merkel mới đây đã bầu bà Annegret Kramp-Karrenbauer làm lãnh đạo Đảng liên minh dân chủ Cơ đốc.[ihc-hide-content ihc_mb_type=”show” ihc_mb_who=”2,3″ ihc_mb_template=”1″ ]

2. Lượng vàng nắm giữ của các quỹ đầu tư lớn

Sáu tháng cuối năm 2018 chứng kiến lượng nắm giữ vàng của các Quỹ đầu tư lớn tăng mạnh, trong đó dẫn đầu là SPDR.

Dưới đây là thống kê các Quỹ đầu tư Gold lớn nhất thế giới đang tăng lượng vàng nắm giữ (Mua vào)

Các Quỹ đầu tư Gold lớn đang tăng lượng vàng nắm giữ tháng 11/2018
Các Quỹ đầu tư Gold lớn đang tăng lượng vàng nắm giữ tháng 11/2018

Theo báo cáo trên, SPDR Gold Shares là Quỹ mua vào Vàng mạnh nhất tháng 11/2018 với lượng vàng Mua vào lên 7.7 tấn. Nối gót sau ông lớn SPDR là iShares Physical Gold ETC với mức mua vào 5.4 tấn.

Số liệu thống kê này cũng cho thấy nhận định phía trên về tiềm ẩn rủi ro chính trị. Các quỹ lớn mua vào Vàng chủ yếu đến từ Anh – Mỹ – Đức – ý.

Các quỹ bán ra Vàng trong tháng 11/2018:

Các quỹ đầu tư Gold đang bán ra tháng 11/2018
Các quỹ đầu tư Gold đang bán ra tháng 11/2018

Từ số liệu Mua vào – Bán ra phía trên, chúng ta có thể thấy lượng Vàng bán ra rất nhỏ giọt, trong khi lượng vàng mua vào có dấu hiệu tăng đột biến. Như vậy có khả năng đây chính là vấn đề giúp thúc đẩy giá vàng có khả năng sẽ còn tiếp tục tăng.

3. Sản lượng vàng năm 2017 của các Quốc gia

Để theo dõi sâu và kỹ hơn về Sản lượng vàng toàn cầu, chúng ta sẽ cùng xem xét và đánh giá Sản lượng Khai thác vàng của Từng quốc gia theo từng khu vực trên toàn cầu tính từ năm 2010 tới năm 2017 như sau:

3.1. Sản lượng khai thác Vàng khu vực Châu Mỹ và Châu Âu:

Sản lượng khai thác Vàng khu vực Châu Mỹ và Châu Âu từ 2010 đến 2017
Sản lượng khai thác Vàng khu vực Châu Mỹ và Châu Âu từ 2010 đến 2017

Sản lượng vàng khu vực Châu Mỹ: Quốc gia kha thác vàng năm 2017 với sản lượng lớn nhất Là Mỹ với 243.6 tấn, theo sau là Canada với 171.2 tấn và cuối cùng là Mexico với 122.4 tấn.

Sản lượng vàng khu vực Châu Âu: Khu vực Châu Âu dường nhu sản lượng khai thác vàng không đáng kể khi tổng sản lượng khai thác chỉ vỏn vẹn 26 tấn.

Con số này nói lên vấn đề rằng khi có nhu cầu, thì khu vực Châu Âu chính là Khu vực sẽ có Demand – Nhu cầu Vàng lớn nhất toàn cầu.

3.2. Sản lượng khai thác Vàng khu vực Châu Phi

Sản lượng khai thác Vàng khu vực Châu Phi giai đoạn 2010-2017
Sản lượng khai thác Vàng khu vực Châu Phi giai đoạn 2010-2017

Tại khu vực châu Phi, Dẫn đầu là nam Phi, với sản lượng năm 2017 là 156.9 tấn, giảm so với năm 2016. Tiếp tới là Ghana với 130.1 tấn.

Phía bên dưới là sản lượng khai thác Vàng của các Quốc gia độc lập khác.

3.3 Sản lượng khai thác vàng Khu vực Châu Á và Châu Đại Dương.

Sản lượng khai thác Vàng khu vực Châu Á và Châu Đại Dương
Sản lượng khai thác Vàng khu vực Châu Á và Châu Đại Dương

Sản lượng vàng Khu vực Châu Á: Tập trung vào Trung Quốc với sản lượng khai thác Vàng gấp Ba quốc gia đứng ngay sau là Indonesia và gần Gấp đôi Mỹ với mức sản lượng năm 2017 là 429.4 tấn. Rất đáng lo ngại.

Tại khu vực Châu Á, chúng ta cùng thấy điểm danh hai nước trong khối ASEAN là Indonesia và Philippines

Châu Đại Dương với Australia (AUD) sản lượng 289 tấn năm 2017.

Tổng kết Tổng sản lượng vàng Toàn cầu năm 2017 là 3,291.8 tấn.

4. Các yếu tố Kinh tế – chính trị tác động lên giá vàng

Ngày 27 Tháng 10 năm 2018, IMF – Quỹ Tiền tệ Quốc tế khuyến cáo nên nắm giữ vàng dài hạn do rủi ro chiến tranh thương mại toàn cầu tăng cao.

Chúng ta có thể chỉ ra một số vấn đề cần lưu ý với các nhà giao dịch trong thời gian tới phải theo dõi sát vì các vấn đề này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vàng và giá Vàng:

  1. Xung đột Nga – Ukraine: Nga đã bắt giữ 3 chiến hạm của Ukraine gần Crimena. Ngay sau hành động này, Ukraine đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và sẵn sàng cho một cuộc xung đột.
  2. Brexit đang xấu đi: Thỏa thuận Brexit giữa thủ tướng Theresa May và EU đang vấp phải sự phản ứng dữ dội bởi các Nghị sỹ Anh. Rất nhiều các Bộ trưởng đã từ chức và vào lần bỏ phiếu thông qua 11/12/2018 sắp tới, người ta dự đoán chắc chắn rằng Brexit Deal này sẽ không được thông qua. Tòa án Công lý Châu Âu – ECJ đã tuyên bố UK có quyền đơn phương thu hồi điều 50. Bloomberg đưa tin bà May có thể sẽ cần sự hỗ trợ của EU nếu muốn thỏa thuận được thông qua.
  3. Đức: Bà Angela Merkel sẽ không tiếp tục tranh cử và bầu bà Annegret Kramp-Karrenbauer là Lãnh đạo của Đảng liên Minh Cơ Đốc. Điều này có thể gây ra những bất ổn, ít nhất là trong ngắn hạn.
  4. Pháp: Tổng thống Pháp – Emmanuel Macron đang phải trải qua thử thách lớn đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống về Thuế xăng dầu. Đoàn biểu tình Áo vàng đã đốt phá giữa Khải hoàn môn và dự luật thuế này đã phải dừng. Nhưng bất ổn vẫn chưa chấm dứt.
  5. Italy: Chính trị và kinh tế vẫn chưa ổn định và Ý chưa đạt được thỏa thuận với EU về ngân sách. Nợ của Ý đã chạm mức 133% GDP và là Quốc gia nợ nần nhiều thứ 2 trong khối EU.
  6. Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung: Căng thẳng đang được đẩy lên sau vụ bắt giữ CFO của Huawei và dẫn độ từ Canada về Mỹ.
  7. Giá dầu giảm mạnh: Giá dầu giảm mạnh đôi khi chính là dấu hiệu báo trước cho một cuộc suy thoái toàn cầu.

Như vậy, Tình kinh kinh tế và chính trị toàn cầu đang ở giai đoạn nhạy cảm và các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào các loại tài sản hữu hình và an toàn như vàng. Thị trường chứng khoán cho thấy sớm các dấu hiệu của một cuộc suy thoái.

[/ihc-hide-content]

Trên đây là toàn bộ những phân tích về tình hình Cung – Cầu và sản lượng sản xuất Vàng trên toàn cầu. Đưa ra bức tranh toàn cảnh để các nhà đầu tư vàng và giao dịch Forex có nhận định riêng.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

Picture of Tô Triều

Tô Triều

Tôi là Tô Triều, Tôi viết về Forex, Vàng, Chứng Khoán, Crypto, Commodities với tình yêu và sự chân thành.

Viết thư cho Tô 👉 contact@tohaitrieu.net. Hoặc trò chuyện trực tiếp tại Bình luận, Discord, Youtube, Facebook.

Đánh giá phân tích

5/5 - (15 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Được đọc nhiều

Giao dịch tháng này

  • DOANH THU 12,742.52 $

    Tổng lợi nhuận các giao dịch tháng này

  • CHI PHÍ -6,605.52 $

    Tổng thua lỗ các giao dịch tháng này

  • LỢI NHUẬN 6,137.00 $

    Kết quả Lợi nhuận + Thua lỗ tháng này

Bài học mới